Giỏ hàng
Danh mục sản phẩm

PHÂN BIỆT CÁC LOẠI GỖ CÔNG NGHIỆP

Đăng bởi Cù Đình Hải ngày bình luận

Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, gỗ công nghiệp là vật liệu được sử dụng phổ biến trong trang trí nội thất. Nhờ những tính năng ưu việt mà gỗ công nghiệp mang lại như giá thành, mẫu mã và màu sắc nên gỗ tự nhiên không còn là sự lựa chọn duy nhất trong sản xuất đồ mộc. Gỗ công nghiệp gồm rất nhiều loại khác nhau. CỬA HÀNG NGHỀ MỘC xin gửi đến các bạn bài viết cách phân biệt các loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay.

Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, gỗ công nghiệp là vật liệu được sử dụng phổ biến trong trang trí nội thất. Nhờ những tính năng ưu việt mà gỗ công nghiệp mang lại như giá thành, mẫu mã và màu sắc nên gỗ tự nhiên không còn là sự lựa chọn duy nhất trong sản xuất đồ mộc. Gỗ công nghiệp gồm rất nhiều loại khác nhau. CỬA HÀNG NGHỀ MỘC xin gửi đến các bạn bài viết cách phân biệt các loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay.

Trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm nội thất gỗ được làm từ gỗ công nghiệp đặc biệt là tại các thành phố lớn. Các công trình sử dụng gỗ công nghiệp rất đa dạng từ nhà bình dân đến các khu biệt thự, nhà hàng, khách sạn hay resort ...Tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt được các loại gỗ đó vì gỗ công nghiệp cũng được chia thành rất nhiều loại với các mức chất lượng, giá cả khác nhau, phù hợp với từng chức năng riêng biệt và mục đích sử dụng.

Trước khi phân biệt được các loại gỗ công nghiệp thì chúng ta phải biết được gỗ công nghiệp là gì ? Gỗ công nghiệp là loại gỗ sử dụng keo hay hóa chất kết hợp lại với gỗ vụ để làm ra tấm gỗ. Đa số gỗ công nghiệp được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh hoặc là ngọn cành của cây gỗ tự nhiên.

Gỗ công nghiệp được chia làm 3 loại chính:

1.  Gỗ Công nghiệp MFC

MFC là gỗ rừng trồng và được tạo ra từ những hạt gỗ thật. Có những cây gỗ được trồng để chuyên sản xuất loại gỗ MFC này như: keo, cao su, bạch đàn. Người ta tạo ra loại gỗ công nghiệp MFC này bằng cách băm nhỏ các cây gỗ này thành các dăm gỗ, kết hợp với keo rồi ép tạo độ dày thành dạng tấm dưới cường độ áp suất cao sau đó phủ lên một lớp Melamine bảo vệ. Lớp Melamine này có tác dụng tạo thẩm mỹ, chống trầy xước và chống thấm nước. Bề mặt tấm MFC có dạng một màu trơn và giả vân gỗ hoặc giả kim loại rất đẹp mắt. Hiện nay, khoảng 80 % đồ gỗ nội thất gia đình và văn phòng đang sử dụng gỗ MFC để làm vì giá cả phù hợp, màu sắc lại vô cùng đa dạng và phong phú.

                  


Gỗ Công nghiệp MFC

2.  Gỗ công nghiệp MDF

Gỗ MDF được làm từ các loại chính là gỗ vụn, nhánh cây và có thể được sản xuất từ các loại gỗ cứng và gỗ mềm. Tuy nhiên, thành phần chính của gỗ MDF là các sợi gỗ được chế biến từ các loại gỗ mềm. Các sợi gỗ này được đưa qua bồn rữa trôi để loại bỏ các tạp chất, khoáng chất nhựa... Sau đó được đưa vào máy trộn keo, cộng thêm bột sợi gỗ (cellulo), với chất kết dính parafin wax, chất bảo vệ gỗ và bột độn vô cơ.

Gỗ MDF có kích thước lớn phù hợp với công nghệ sản xuất đồ gỗ nội thất vùng khí hậu nhiệt đới và  độ bền cơ lý cao. Loại gỗ MDF trơn được phủ Veneer, PU hoặc sơn, có khả năng chịu nước tốt và đang là loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. 

Gỗ công nghiệp MDF

  3.  Gỗ công nghiệp HDF

Tấm gỗ còn được gọi là tấm ván ép HDF. Loại gỗ này có rất nhiều các ưu điểm vượt trội như:

-  Gỗ công nghiệp HDF có độ cứng cao và bề mặt nhẵn bóng, thống nhất

-  Gỗ HDF có khả năng cách nhiệt cao và có tác dụng cách âm khá tốt nên thường sử dụng cho phòng học, phòng ngủ, bếp…

-  Gỗ HDF còn có thể chống mọt, mối nên đã khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên do bên trong ván HDF là khung gỗ xương ghép công nghiệp được sấy khô và tẩm hóa chất.

-  HDF rất đa dạng về màu sơn. Có khoảng 40 màu sơn rất thuận tiện cho việc lựa chọn, đồng thời dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ.

-  Gỗ HDF đặc biệt chống ẩm tốt hơn gỗ MDF do kết cấu bên trong có mật độ cao hơn các loại ván ép thường.

 

          

Gỗ công nghiệp HDF

Là loại gỗ công nghiệp mang lại rất nhiều tác dụng thực tiễn nhưng gỗ HDF được sản xuất ra cũng không quá cầu kỳ.

Bột gỗ được lấy chủ yếu từ nguyên liệu sản xuất sản phẩm nội thất là gỗ tự nhiên rừng trồng nguyên khối. Sau khi thu hoạch về đem luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao. Gỗ được xử lý loại bỏ hết nhựa và sấy khô hết nước với dây chuyền xử lý hiện đại và công nghiệp hoá hoàn toàn. Gỗ được đảm bảo về chất lượng cao và thời gian xử lý nhanh. Tấm gỗ HDF thường có độ dày từ 6mm – 24mm và có kích thước 2.000mm x 2.400mm tùy theo yêu cầu.

Là một người tiêu dùng bình thường, khi lựa chọn một sản phẩm nội thất, thường chỉ quan tâm đến chất liệu gỗ công nghiệp hay gỗ tự nhiên. Tuy nhiên giá trị của hai loại gỗ đó là hoàn toàn chênh lệch nhau. Với bài viết của CỬA HÀNG NGHỀ MỘC  trên, phần nào giúp bạn có thể để bỏ tiền đầu tư mua các vật dụng nội thất đồ gỗ đúng giá trị của nó nhờ vào việc phân biệt các loại gỗ công nghiệp trên.

---------------------------------------

NGHỀ MỘC

Địa chỉ liên hệ: Số 160 Định Công Hạ, Hoàng Mai, Hà Nội 

Số điện thoại liên lạc: 088.904.2266 hoặc 0975.404.896


Cũ hơn Mới hơn