Giỏ hàng
Danh mục sản phẩm

Khám phá chợ nghề mộc - Chợ Thủ An Giang

Đăng bởi Cù Đình Hải ngày bình luận

Bạn muốn tìm hiểu thông tin về chợ nghề mộc - Chợ Thủ An Giang, muốn tìm hiểu về làng nghề có truyền thống lịch sử lâu đời với nhiều sản phẩm vang danh được người tiêu dùng trên khắp cả nước biết đến. Cùng nghề mộc tìm hiểu về làng mộc Chợ Thủ qua bài viết này nhé.

Tinh hoa của chợ nghề mộc

Làng mộc chợ Thủ từ lâu đã được mệnh danh là đệ nhất nghề mộc và chạm khắc gỗ vùng Tây Nam Bộ, được phát triển và tồn tại lâu đời qua 200 năm, với nhiều tác phẩm được nhiều người biết đến.

Chợ Thủ được xây dựng vào năm 1786, trong đình vẫn còn lưu trữ nhiều dấu tích kahwsc gỗ tinh xảo qua các cột, kèo, hoành phi... Hàng năm, cứ vào ngày 13/6 và 20 tháng Chạp Âm lịch, nơi đây sẽ tổ chức lễ cúng tế thờ 3 bị thánh tổ: Lịch Đại tổ sư, Lỗ Ban tiên sư và Cửu Thiên Huyền Nữ.

Theo tìm hiểu thì nghề cham khắc gỗ ở chợ Thủ có nguồn gốc bắt nguồn ở miền Bắc, sau đó xuôi dòng theo người Việt nhập vào miền Nam và sớm được hình thành ở Cao Lãnh Đồng Tháp.

Vào thời gian thực dân Pháp đóng chiếm Cao Lãnh thì các nghề nhân nghề mộc chuyển về chợ Thủ, từ đó cứ theo phương thức cha truyền con nối truyền nghê cho nhau, dần dần du nhập thêm nhiều người đến học nghề đã hình thành tạo nên một vùng rộng lớn phát triển nghề mộc.

Trải qua những thăng trầm, khó khăn, cùng những tiếng đục gỗ, tiếng cưa, tiếng mài cùng mùi thơm đặc trưng của gỗ, ngày nay vẫn còn tồn tại những âm thanh, hương vị đặc trưng đó, dọc theo 2 bên đường của chợ Thủ có rất nhiều nhà bày đủ mọi loại sản phẩm từ gỗ. Nhìn cảnh này cho thấy sự hưng thịnh của nghề mộc ở chợ Thủ.

Làng mộc chợ Thủ

Để tạo ra được những sản phẩm này, người thợ mộc phải trải qua rất nhiều công đoạn như: cưa gỗ, cắt theo quy cách của sản phẩm, bào nhẵn, đo và lấy kích thước, làm khung cho từng loại, vẽ, chạm khắc, lắp ráp, sơn... Từ những đôi bàn tay khéo leso của nghệ nhân nơi đây là làm cho những tác phẩm có hồn mang đậm những nét văn hóa truyền thống, những hình ảnh cuộc sống mang đậm phong cách của người dân miền Tây thông qua những đường vẽ, những nét chạm khắc công phu, tỉ mỉ mà tinh tế. Nhờ thế mà nghề mộc chợ Thủ đã trở thành một làng nghề nổi tiếng, khẳng định được thương hiệu riêng cho làng nghề nơi đây.

Đến với chợ Thủ nghề mộc, bạn sẽ bắt gặp những sản phẩm từ gỗ với sự đã dạng phong phú về kiểu dáng, mẫu má và những đề tài trang trí. Tùy theo nhu cầu của khách hàng đặt ra hay từ những sự sáng tạo của những người thợ mộc đã tạo ra những sản phẩm có giá trị nghệ thuật tuyệt vời mang lại giá trị cao như tủ thờ, bàn ghế, kệ, giường hộp, các loại ban công, cầu thang, các loại tượng, câu đối... Những sản phẩm được làm từ nơi đây thường có chất lượng tốt, vừa bền mà lại đẹp tồn tại theo thời gian tạo nên sự uy tín đối với khách hàng của mảnh đất nơi đây.

Làng nghề mộc

Nhiều sản phẩm được làm từ chợ Thủ đã tham gia vào rất nhiều hội chợ trên khắp mọi miền đất nước. Ngoài ra những sản phẩm được làm từ đây còn có giá trị lên tới hàng trăm triệu như bộ bàn ghế gỗ hưng, cẩm lai...

Có thể nói nghề mộc đã thu hút rất nhiều hộ gia đình của nơi đây tham gia, đã trở thành một nghề chính giải quyết vấn đề việc làm thường xuyên cho biết bao người dân, đồng thời góp phần giữ gìn văn hóa làng nghề truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Như vậy là mình đã chia sẻ xong với các bạn thông tin về chợ nghề mộc chợ Thủ An Giang, mong rằng với những tin mình cung cấp sẽ hữu ích với bạn. Cám ơn bạn đã đọc bài viết này.

Xem thêm: Khởi nghiệp với nghề mộc


Cũ hơn Mới hơn